Bệnh khô khớp đầu gối cần ăn gì, làm gì để khắc phục và phòng ngừa
Khô ở khớp đầu gối khiến khớp kêu khi co duỗi hoặc đau đầu gối khi đứng lên, ngồi xuống là một hiện tượng thường gặp. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến người già mà vẫn có thể xuất hiện ở thanh niên. Vậy làm sao để ngăn ngừa khô khớp đầu gối?
Có nhiều biện pháp chữa trị khô ở khớp gối, từ bình ổn cân nặng, hoạt động thể chất hợp khoa học đến tiêm steroid hay thậm chí là phẫu thuật. Mặt khác, để bổ sung chất nhờn cho khớp cách tự nhiên, bạn cũng có thể dùng một số loại thực phẩm tăng chất nhờn cho khớp giúp cải thiện dịch khớp gối.
Bài dưới đây đúc kết các thông tin của bệnh lý khô khớp đầu gối và giải pháp chữa mà bạn có thể dễ dàng áp dụng để ngăn ngừa cơn đau, bảo vệ sức khỏe khớp đầu gối.
Bệnh nhân bị khô khớp gối nên bình ổn cân nặng hợp lý
Khớp gối là bộ phận nâng đỡ cả cơ thể. Chức năng khớp tham gia vào nhiều động tác trong việc sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Vì thế, để giảm bớt việc tăng áp lực lên khớp gối, bạn cần duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, khỏe mạnh.
Cân nặng ảnh hưởng tới chức năng khớp gối nhiều hơn so với bạn biết. Theo kết quả của nghiên cứu “Weight Loss Reduces Knee-Joint Loads in Overweight and Obese Older Adults With Knee Osteoarthritis”, khi cân nặng tăng khoảng 450g, đầu gối sẽ phải chịu tải trọng thêm 4 lần. Do đó, nếu giảm cân thì sẽ giảm thiểu được các cơn đau gối, hạn chế khả năng mắc các bệnh lý hay chấn thương khớp về sau, trong đó có khô khớp gối.
Nếu cân nặng bị vượt quá, hãy kiềm hãm lượng calo tiêu thụ hàng ngày bằng việc tách nhỏ bữa ăn, mỗi phần ăn không nên ăn quá no, quá nhiều. Tránh ăn hay uống các món có đường, tăng cường thực phẩm với nguồn gốc từ thực vật.
Chăm chỉ vận động để ngăn chặn khô ở khớp đầu gối
Các loại hình hoạt động thể chất bài bản và hợp lý có thể giúp bạn giảm cân, bình ổn cân nặng một cách khỏe mạnh. Không những thế, thể thao cũng giúp hạn chế những vấn đề của khớp.
Bạn có thể tập các môn như thể dục nhịp điệu, bơi lội hoặc đạp xe, phối hợp cải thiện sức mạnh các nhóm cơ hỗ trợ khớp bằng các bài tập tăng cường độ bền. Tuy nhiên, cần cẩn thận trong việc tăng độ khó bài tập, không vận động quá sức, sử dụng các dụng cụ bảo vệ khớp gối chuyên dụng để ngừa chấn thương. Với một kế hoạch rèn luyện sức khỏe phù hợp, bạn sẽ tăng được độ ổn định của khớp đồng thời sẽ giảm đau, hạn chế tình trạng khô ở khớp đầu gối.
Mặt khác, những người lười vận động như người nghiện trò chơi điện tử, nhân viên văn phòng hay ngồi làm việc cả ngày cũng có nguy cơ cao bị đau khớp. Do vậy, hãy rèn luyện thói quen di chuyển, vận động nhiều hơn. Tại nơi làm việc, bạn nên tranh thủ đứng đậy đi lại trong khi đứng thay vì ngồi.
Bị khô ở khớp gối nên ăn gì?
Người bị khô khớp gối nên có chế độ ăn như thế nào tốt cho khớp gối? Để trả lời câu hỏi này, bạn phải cân bằng được dinh dưỡng cho từng bộ phận của đầu gối.
- Đối với xương, sụn, hãy bổ sung đầy đủ lượng canxi và vitamin D, omega-3 hằng ngày bằng hướng ăn các thực phẩm tốt cho xương khớp như sữa, sữa chua, sữa hạnh nhân, bông cải xanh, cải xoăn, đậu nành, các loại cá béo…
- Với cơ bắp, cơ thể phải được bổ sung đủ protein. lượng protein theo tiêu chuẩn ở từng người sẽ dựa theo giới tính, độ tuổi và mức độ hoạt động. Các loại thực phẩm chứ nhiều protein bao gồm thịt nạc, hải sạn, đậu nành và các loại hạt.
- Đối với khớp, bạn nên thêm vào khẩu phần các loại rau củ quả, trái cây giàu vitamin C (ổi, cam, chanh, bưởi…) và có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ (tỏi, gừng, quả mọng như dâu, việt quất, nho…). Ngoài ra, trái đậu bắp chữa trị bệnh lý về khớp và tăng cường dịch khớp gối nhờ có chứa chất nhờn tự nhiên. Trái bơ có khả năng thúc đẩy việc tăng sinh collagen, tạo khả năng liên kết và duy trì hoạt động của bộ xương.
Hơn nữa, cần kiêng ăn các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo bão hòa và đường để không gây tăng cân, gây thêm áp lực cho khớp gối.
Bảo vệ khớp để ngăn ngừa bệnh lý khô khớp đầu gối
Ngoài việc cân bằng dinh dưỡng, bạn cũng phải lưu ý thêm những điều dưới đây để bảo vệ khớp nói chung và ngừa khô khớp gối nói riêng:
- Uống đủ nước. Ngoài việc thắc mắc ăn gì bôi trơn khớp đã được giải đáp ở trên, bạn đừng quên uống nhiều nước. Việc thiếu nước ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể, trong đó các khớp cũng mất đi môi trường ẩm, làm triệu chứng đau nhức khớp nặng hơn. Vì thế, bạn nên uống thêm nhiều nước để giảm thiểu khô dịch khớp đầu gối, giúp bôi trơn và tăng độ đàn hồi cho khớp.
- Cung cấp thêm các loại thuốc bổ bảo vệ khớp và hỗ trợ làm giảm các tình trạng đau nhức, ví như các sản phẩm chứa glucosamin sulfat sulphate tinh thể, ngừa sự mài mòn sụn, hỗ trợ tái tạo kết cấu khớp, hạn chế đau sưng và khô ở khớp đầu gối.
Ngưng hút thuốc lá – giảm thiểu bệnh khô khớp gối phát triển
Đa số tất cả mọi người không biết hút thuốc làm tăng rủi ro loãng xương, gãy xương, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân. Các bệnh viêm – thoái hóa khớp chiếm tỷ lệ cao ở những ai hút thuốc lá trong suốt thời gian dài, từ trên 15-20 điếu/ngày.
Hoạt chất nicotine có trong thuốc lá làm mô sụn bị hủy hoại, làm tổn thương bao khớp, mô liên kết và hệ dây chằng. Theo nhiều nghiên cứu, khi không còn các tác động xấu trực tiếp hoặc gián tiếp của nicotine, hệ nội tiết sẽ hoạt động ổn định, giảm các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế quá trình viêm mạn tính. Do đó, những tổn thương về xương khớp sẽ hồi phục dần.
Hãy ngừng sử dụng thuốc lá và cố gắng để bỏ thuốc lá để tăng cường sức khỏe, ngăn ngừa các bệnh lý xương khớp, hỗ trợ trị bệnh khô khớp gối.